Giúp trẻ tự kỷ điều hòa cảm giác

Tư vấn, đánh giá và can thiệp sớm trẻ tự kỷ: Chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ - Tăng động kém tập trung - Rối loạn hành vi. ĐC: 77A Nguyễn Cư Trinh - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. Hotling: 0983 818 148 - 094 627 83 83.

118275415_121922389625211_7690801193427554145_n
118104584_121920706292046_3346047106330536645_n
118210019_121921259625324_7230009890581738863_n
118322322_121922326291884_4866035113054200942_n
118359416_121922352958548_8451463417733980939_n
118415220_121920729625377_4842925440088947883_n
118442379_121921236291993_2846431273017954861_n
118535170_121923062958477_3747118393902327816_n
118601483_121920779625372_926753082340577218_n
124692660_155340252950091_5223633440665552742_n
banner1
card
117950104_111817413969042_185556307230611686_n

Giúp trẻ tự kỷ điều hòa cảm giác

1. Giác quan là gì? Ko
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tiếp nhận thông tin từ môi trường sống qua hệ thống các giác quan. Hệ thống đó có 7 giác quan, bao gồm
???? Vị giác
???? Xúc giác
???? Khứu giác
???? Thị giác
???? Thính giác
Giác quan giúp cho con người điều khiển một bộ phận nào đó của cơ thể để thích ứng với môi trường bên ngoài
Giác quan giúp cho con người giữ được sự thăng bằng và ước định khoảng không chung quanh để di chuyển
2. Điều hợp các giác quan
Điều hợp các giác quan là khả năng mỗi người tiếp nhận thông tin bên ngoài từ những giác quan khác nhau và sau đó xử lý, phản ứng với những thông tin với thái độ thích hợp. Quá trình này diễn ra một cách rất tự nhiên.
3. Tầm quan trọng
Khả năng của mỗi người trong việc xử lý các thông tin bằng các giác quan một cách đầy đủ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, học tập và hành xử của họ. Đó là vì tất cả những thông tin mà họ tiếp nhận được qua các giác quan cho phép họ hiểu được môi trường sống xung quanh và hoàn thành những công việc hàng ngày.
Trẻ tự kỷ thường có những khó khăn nhất định trong việc điều hợp các giác quan do hệ thống tổ chức xử lý thông tin hoạt động kém hiệu quả. Những thông tin từ các giác quan sẽ được xử lý một cách khác thường và kết quả là nó được biểu hiện qua những hành vi khác thường. Điều tối quan trọng là phải nhận biết và nâng cao khả năng điều hợp của các giác quan với những người tự kỷ. Điều này có thể đạt được qua những cách thức can thiệp và qua trị liệu Vận động - Occupational Therapy.
4. Vai trò của trị liệu Vận động ( Occupational Therapy) trong việc nâng cao khả năng điều hợp các giác quan
*Occupational Therapy là kỹ năng và phương thức luyện tập để giúp cho cơ thể được cân bằng và nâng cao chất lượng trong việc hợp nhất các giác quan.
Nền tảng kiến thức và việc luyện tập trong giao tiếp xã hội, sinh lý học, tâm thần học, sự phát triển của con người, học tập và hành xử được dặt trên nền tảng điều hợp các giác quan.*
Khi làm việc với trẻ tự kỷ, nhân viên trị liệu Vận động sẽ đưa ra những chương trình riêng biệt cho từng trẻ bao gồm những hoạt động và cách thức thực hiện để nhằm khắc phục sự rối loạn chức năng của các giác quan. Mục đích tổng quát của việc can thiệp này là:
- Nhận biết những khó khăn cụ thể trong quá trình hoạt động của các giác quan.
- Đưa ra những hoạt động để tạo thêm các chức năng mà trước đây các giác quan của trẻ không có
- Đưa ra những cách thức và hoạt động để bổ sung những chức năng cần thiết cho các giác quan nhằm giúp trẻ có những hành vi phù hợp với xã hội bên ngoài
- Đưa ra những gợi ý cũng như những thông về các dụng cụ nhằm giúp phát triển những chức năng cần thiết của các giác quan.
- Làm việc với trẻ hay với gia đình của trẻ để duy trì chức năng của các giác quan nhằm đáp ứng những như cầu cần thiết của trẻ.
5. Sự thay đổi trong phản ứng của các giác quan
Dựa vào từng mức độ của trẻ tự kỷ, mỗi trẻ có thể có những phản ứng khác nhau ở mọi mặt. Ví dụ, một trẻ có thể thấy được áp lực rất lớn qua những cái ôm, trong khi những trẻ khác thấy e ngại trước những hành động như vậy.
Một số trẻ có thể có những phản ứng thái quá trước những thông tin được đưa tới, trong khi một số khác lại rất ít phản ứng. Việc một trẻ vừa có những phản ứng thái quá, lại có lúc không phản ứng gì trong những thời điểm khác nhau cũng không có gì là bất thường.
6. Những phản ứng thái quá cũng như những phản ứng yếu có ý nghĩa gì trong việc đáp ứng lại những thông tin đưa tới giác quan?
Phản ứng thái quá chính là sự lảng tránh của các giác quan, trong khi những phản ứng yếu ớt là khi các giác quan vẫn phải tìm kiếm thông tin.
Phản ứng thái quá: Trẻ có thể thể hiện những hành vi cho thấy trẻ đang phản ứng thái quá trước những thông tin. Điều đó có nghĩa trẻ phản ứng lại ở một mức độ cao hơn bình thường. Ví dụ, khi trẻ có những phản ứng thái quá về xúc giác, trẻ sẽ thấy khó chịu khi chạm vào vật nào đó hoặc ghét phải chải tóc, rửa mặt. Bạn có thể khiến trẻ bình tĩnh trở lại để làm dịu đi những phản ứng đó.
Phản ứng yếu: Trẻ có thể có những phản ứng yếu ớt trước những thông tin được đưa tới. Điều đó có nghĩa trẻ phản ứng lại ở một mức độ thấp hơn bình thường. Ví dụ như trẻ có những phản ứng yếu về xúc giác, trẻ sẽ luôn muốn ôm, chạm vào mọi vật hay đập đầu vào đâu đó. Đôi khi sẽ có những cách thức nhằm gia tăng nhận thức và phản ứng trước những thông tin được đưa tới. Những kế hoạch này thường được gọi là phương thức " 'đánh thức' các giác quan.
Một số ví dụ để bạn có thế thấy những biểu hiện của trẻ khi trẻ có những phản ứng thái quá hay có những phản ứng yếu đối với mỗi giác quan. Trong đó cũng có những cách thức để hỗ trợ từng giác quan.
Những phương thức được nói tới sẽ hướng dẫn chúng ta giúp con mình, chứ không bảo đám có hiệu quả trong mọi trường hợp.
1.Thính giác
Giác quan này sẽ nhận biết và xử lý âm thanh
** Phản ứng yếu:
- Không phản ứng trước những tiếng động lớn
Phương pháp:
- Giới thiệu hay cho trẻ nghe những bản nhạc với nhiều nốt cao và âm điệu khác nhau.
- Nói với trẻ bằng nhiều giọng khác nhau.
- Giới thiệu cho trẻ những đồ chơi hoặc đồ vật tạo ra tiếng động
** Phản ứng thái quá:
- Có thể nghe những âm thanh cao hơn bình thường
- Trẻ có thể có khó khăn trong việc lắng nghe một số âm thanh nhất định và cố che tai lại để không nghe thấy.
- Có những âm thanh gây khó chịu như tiếng máy hút bụi, tiếng của đám đông (trung tâm mua sắm), tiếng nhạc lớn thình thình, tiếng còi máy, tiếng máy sấy tay, tiếng máy cắt cỏ và tiếng kính vỡ.
Phương pháp:
- Trò chuyện nhẹ nhàng với trẻ, không đe dọa, có thể thầm thì
- Hát bài hát mà trẻ thích. Hãy hát bằng giọng nhẹ nhàng
- Giới thiệu và mở những bài hát êm ái, ví dụ như nhạc cổ điển.
- Khuyến khích trẻ che tai lại bằng vật dụng che tai hoặc sử dụng máy nghe nhạc.
- Nếu như không tránh được những âm thanh đó, hãy cho trẻ cái gì đó để nhai, mút, để làm xao lãng sự tập trung vào tiếng ồn đó.
2. Xúc giác
Giác quan này là sự động chạm bên ngoài tới làn da của trẻ. Giác quan này cho phép trẻ nhận ra sự nguy hiểm như những vật nhọn hoặc nhiệt độ bất thường. Do đó giác quan này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ bản thân.
** Phản ứng yếu
- Ít phản ứng trước những cơn đau.
- Mong muốn được tiếp cận trực tiếp bên ngoài, ví dụ rõ nhất như luôn muốn được ôm.
- Không nhận thức được khi có ai đó chạm vào hoặc kéo lại.
- Luôn tìm kiếm để sờ vào những chất liệu khác nhau như gạo, lụa.
- Luôn tìm cách tự làm đau bản thân như đập đầu vào tường, tự cào cấu, cắn vào tay hoặc giật tóc.
- Muốn nằm lên người khác hoặc đồ vật nào đó.
Phương pháp:
- Vỗ nhẹ nhàng lên lưng hoặc cánh tay
- Cù
- Khuyến khích trẻ cầm nắm vật gì đó trong tay
- Đưa cho trẻ những vật lạnh
- Cọ nhè nhẹ lên da với tốc độ nhanh
- Tham gia vào những hoạt động có áp lực lớn
** Phản ứng thái quá:
- Phản ứng mạnh mẽ trước những động chạm bên ngoài như ôm ấp.
- Không thích thay quần áo hoặc có những vật gần với thân thể.
- Khó chịu khi gội đầu, chải tóc hay cắt tóc.
- Tránh xa một số loại thức ăn cố định nào đó, ví dụ như bị nôn
- Tránh xa một số vật liệu nhất định, nhưng không thích vẽ bằng tay hay chơi với bột bánh.
- Không thích cảm giác của những vật khác nhau tạo ra dưới chân như cỏ, xi măng và luôn muốn đi giày
Phương pháp:
- Vỗ mạnh vào lưng
- Ôm trẻ khi được phép
- Áp lên tay, chân những áp lực lớn như nắm tay, hoặc dùng những vật nặng
- Khuyến khích trẻ mặc hoặc cầm nắm những vật chắc chắn và nặng
- Khuyến khích trẻ mặc đồ sát người.
- Quấn trẻ vào khăn tắm. Đảm bảo không làm khó thở và máu khó lưu thông
- Khuyến khích trẻ cầm hoặc ôm một chiếc gối
- Thực hiện những động chạm về cơ thể càng nhiều càng tốt.
3.Thị giác
Hành động nhìn của mắt
** Phản ứng yếu
- Không thấy được sự hiện hữu của vật hoặc người trong tầm nhìn
- Tỏ ra ít thích thú khi chơi đồ chơi hoặc những thứ khác
- Có khó khăn trong việc phân biệt đồ vật
- Cảm thấy khó chịu khi sàn nhà thay đổi như chuyển từ sàn đá sang thảm
- Tránh nhìn thẳng vào mắt người khác
Phương pháp
- Thực hiện các hoạt động dưới ánh sáng
- Dùng những vật kích thích thị giác như màu nước hay lấp lánh
- Làm nổi bật những thứ trẻ thích bằng cách đặt chúng dưới ánh sáng.
** Phản ứng thái quá
- Có khó khăn trong việc nhìn vào mọi vật và sẽ che mắt lại
- Nhìn chằm chằm vào những chi tiết nhỏ như vết mực trên tường hay chấm nhỏ trên sàn nhà
- Khó chịu khi có những thay đổi về không gian sống như thay đổi cách bài trí nội thất trong phòng
- Chỉ thích những vật gây kích thích nhất định, ví dụ như những vật màu sáng hoặc lấp lánh
Phương pháp
- Bỏ đi những màu sắc tươi sáng khỏi không gian sống
- Khi cần sáng thì nên dùng ánh sáng dịu nhẹ
- Bỏ đi những vật làm loãng tầm nhìn, hãy dùng màn che
- Tránh dùng những màu sắc chói chang, ví dụ hãy dùng màu trắng thay vì màu vàng
4.Vị giác và khứu giác
Vị giác giúp chúng ta cảm nhận hương vị khi đặt thứ gì đó lên lưỡi.
Khứu giác giúp chúng ta cảm nhận được mùi vị qua mũi, có quan hệ chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương.
** Phản ứng yếu
- Có thể không nhận biết được mùi vị của món ăn
- Khám phá mọi vật bằng cách đưa vào miệng hay ngửi.
Phương pháp
- Giới thiệu những món ăn có hương vị đậm đà trong khẩu phần ăn của trẻ, ví dụ như những món mặn hoặc chua.
- Giới thiệu những hoạt động cho phép trẻ khám phá những hương vị và mùi vị khác nhau. Ví dụ như đưa ra những chiếc hộp để ngửi hoặc nếm, bên trong là những hương vị hoặc mùi vị mạnh.
- Thường xuyên thay đổi mùi hương mới trong nhà, như những hương khác nhau của nước hoa khô, dầu gội khác hoặc dầu thơm.
** Phản ứng thái quá
- Đưa mũi ra ngửi bất cứ thứ gì trong tầm nhìn
- Khám phá mọi vật bằng miệng với những hành động liếm, nhai hoặc mút.
- Khó chịu khi phải làm quen với mùi hương mới, ví dụ như xà phòng có mùi mới.
- Có thể hay bị nôn khi ăn.
Phương pháp
- Những lúc có thể hãy tránh nếm hoặc ngửi những món ăn có mùi hương mạnh. Thay bằng những thứ có mùi nhẹ nhàng hơn.
- Tránh những nơi có mùi hương đặc trưng và nồng. Ví dụ như gian hàng bán nước hoa ở siêu thị.
Sử dụng những đồ vật trong nhà ít mùi, tránh dùng nước hoa và nước hoa khô.
5. Khả năng kiểm soát cơ thể và giữ thăng bằng
Hai giác quan này làm việc cùng nhau tạo nên hệ thống hoạt động. Hệ thống này có thể bao gồm những hoạt động như đi lại, chạy nhảy, đu đưa, mang vác, kéo đẩy.
** Phản ứng yếu
Kiểm soát cơ thể
- Thiếu hợp tác trong hoạt động thường ngày
- Không thể giữ nguyên tư thế trong một khoảng thời gian dài, như ngồi yên một chỗ.
- Dễ chán
- Không kiên trì hợp tác trong những công việc nâng lên hạ xuống
- Cảm thấy lo lắng, sợ hãi trong nhiều tình huống
- Khó khăn trong học viết
- Hay lừ đừ hoặc gục mặt xuống
Giữ thăng bằng
Trẻ lúc nào cũng muốn chạy nhảy
- Rất hiếu động trong mọi mặt đời sống
- Tự quay quanh mình
- Hay quay tròn những đồ vật
- Hay lắc lư thân mình
- Đi nhón chân
Phương pháp
Tham gia những hoạt động yêu cầu phải chạy nhảy, nhảy lò cò nhằm tạo sự thay đổi tư thế.
Ngồi lên quả bóng tập hoặc quả bóng trị liệu và khuyến khích họ lắc lư hông
Tham gia những hoạt động yêu cầu phải nhún nhảy, ví dụ như nhảy dây, tập nảy cùng quả bóng trị liệu.
Khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào những hoạt động xảy ra hàng ngày trong gia đình. Ví dụ như lấy thư từ hòm thư.
Chơi những trò chơi khuyến khích trẻ kéo đẩy ở một mức độ trung bình, ví dụ như chơi kéo co.
Mặc những chiếc áo gi-lê nặng hoặc ôm những chiếc gối nặng trong một thời gian ngắn.
Áp lực mạnh lên cơ thể để nâng cao nhận thức.
** Phản ứng thái quá
Kiểm soát cơ thể
Chưa quan sát được phản ứng nào.
Giữ thăng bằng
- Thích giữ một tư thế nhất định, ví dụ như thấy khó chịu khi bắt buộc phải đứng lên sau khi ngồi yên.
- Không thích bị treo ngược cành cây
- Không muốn nhấc bàn chân khỏi mặt đất
- Không thích chơi những trò mạnh mẽ
- Cảm thấy khó chịu khi đi ô tô
- Cảm thấy bối rối khó chịu khi phải vươn người ra trước. Sẽ tránh những hành động như thế
- Nhẹ nhàng đưa đầu qua lại trong khi hoạt động
Phương pháp
- Khuyến khích tham gia vào việc hoạt động cơ thể như lắc lư thân mình, đu đưa, lăn tròn hoặc nhảy.
- Khuyến khích điều chỉnh nhiều tư thế khác nhau thông qua những hoạt động
- Nắn bóp các khớp khác nhau để gây áp lực lên cơ thể
- Nhẹ nhàng lắc lư hoặc đu đưa họ
- Dùng những vật năng như chiếc gi-lê nặng để gây áp lực lớn lên bề mặt cơ thể.
7. Chế độ 'dinh dưỡng' cho các giác quan
Chế độ 'dinh dưỡng' này muốn nói về những loại hình đặc thù và lượng thông tin cần được đưa tới các giác quan của trẻ để giúp trẻ tập trung, có kỹ năng và có thể khả năng thích nghi và bình tĩnh trong nỗ lực vươn tới những công việc hằng ngày. Chế độ này cũng giống như chế độ dinh dưỡng trong ăn uống, chúng ta sẽ ăn những món khác nhau trong những nhóm dinh dưỡng khác nhau để đạt được cuộc sống khỏe mạnh.
Chế độ 'dinh dưỡng' cho các giác quan được đưa ra bao gồm sự kết hợp giữa các phương pháp báo động, phương pháp trấn tĩnh cũng như cách tổ chức các hoạt động cho phép trẻ đáp ứng được nhu cầu của các giác quan.
Chế độ ăn kiêng cho các giác quan mang tính cá nhân, và được đặc biệt thiết kế bởi nhân viên trị liệu
8. Hỏi và trả lời về những hành vi hay gặp
Phần này được soạn thảo dựa trên sự thảo luận giữa một nhóm cha mẹ. Những chiến lược được cung cấp dưới đây đơn giản chỉ là sự hướng dẫn và sự thật là mỗi cá nhân đều ở những mức độ khác nhau trong những khó khăn với các giác quan, bạn nên tham khảo nhân viên trị liệu để biết được sự tiến bộ của trẻ.
Hỏi: Vì sao trẻ tự kỷ thường không thích đánh răng?
Trả lời:
Một số có thể tỏ ra cực kỳ khó chịu hoặc chống cự khi có vật, áp lực, sự động chạm hoặc … (như với việc chải răng) được đặt vào vùng miệng. Đó là do những hành động như vậy khiến trẻ thấy không thoải mái, dễ chịu.
Q: Làm thế nào để trẻ có thể chịu chải răng?
Trả lời:
* Quan sát - Quan sát những điều sau đây
Phản ứng của trẻ trong khi đánh răng cho thấy độ nhạy cảm của trẻ. Ví dụ như môi có thể nhạy cảm hơn khi chạm vào so với lưỡi.
Phản ứng của trẻ trước những mùi vị hoặc tính chất của những loại kem đánh răng khác nhau, những điều này trẻ có thể phân biệt và gây nên những phản ứng khác nhau. Có thể sẽ có ích nếu ta thử một vài loại mùi hương khác nhau (Ví dụ như loại không có hương và có hương bạc hà) và những hãng kem đánh răng khác nhau để nhận ra được loại nào phù hợp với trẻ. Bạn cũng nên trò chuyện về phương pháp vệ sinh răng miệng khác với bác sĩ nha khoa nếu trẻ tiếp tục chống đối lại.
* Chuẩn bị trước cho trẻ về việc đánh răng
Lập thói quen hằng ngày bao gồm cả việc đánh răng. Ví dụ như mỗi sáng thức dậy bước ra khỏi giường, trẻ sẽ đi vệ sinh, ăn sáng, tắm nhẹ và thay đồ, sau đó phải đánh răng. Bạn có thể vẽ sơ đồ bằng hình ảnh để cho trẻ thấy những công việc trẻ phải hoàn thành vào mỗi sáng.
Cho phép trẻ tự cầm / chơi với bàn chải đánh răng để trẻ thấy quen thuộc với cảm giác lông bàn chải cọ trên da. Những lúc đó có thể khuyến khích trẻ đưa bàn chải lên mặt hoặc quanh vùng miệng.
Hãy chỉ bảo bằng lời nói, ví dụ chọn bài hát và biến thành "bài hát chải răng", và hát mỗi khi đến giờ chải răng. Ngoài ra có thể đọc truyện hoặc đơn giản là trò chuyện về từng bước chải răng.
Hướng sự chú ý của trẻ khỏi việc đánh răng tới một việc nào đó trẻ thích làm và hoàn thành cùng lúc. Ví dụ, cho phép trẻ cầm hộp kem cạo râu, nhìn vào gương hoặc chơi với nước.
Khen ngợi trẻ khi trẻ cố gắng đưa bàn chải vào gần miệng.
Như đã nói từ trước, việc trẻ có những vùng trên mặt nhảy cảm hơn bình thường là một điều thường thấy.
Chúng ta có thể kết hợp những chương trình khác với trị liệu Vận động, để nâng cao sức chịu đựng của trẻ trước những sự khuyến khích. Xin hãy chú ý những chương trình này thường được giới thiệu để nâng cao sức chịu đựng của trẻ qua đó có sự tăng cường số lượng và cường độ về kỹ năng sau một thời gian. Những kỹ thuật đó là mát xa và thực hiện những lực vừa phải xung quanh mặt, miệng và lợi để khuyến khích vùng miệng và giảm sự chống đối trước những động chạm.
* Một số phương pháp
- Khi đánh răng cho trẻ, chúng ta nên đưa bàn chải nhẹ nhàng và chậm rãi cũng như dùng bàn chải có lông mềm. Điều này sẽ làm giảm cảm giác khó chịu cho trẻ.
- Để một chiếc gối nặng lên đùi trẻ khi đánh răng. Điều này sẽ tạo ra áp lực và khiến trẻ bình tĩnh hơn.
- Một chiếc bàn chải đánh răng tự động sẽ tốt hơn cùng với hướng dẫn sử dụng.
- Mát xa hoặc tạo áp lực lên vùng đầu và miệng trong khi chải răng.
Hỏi: Vì sao trẻ tự kỷ thường chỉ thích một số món ăn nhất định?
Trả lời:
Trẻ tự kỷ thường rất nhạy cảm trước vẻ bề ngoài, mùi vị, hương thơm và cảm nhân về các món ăn. Sự nhạy cảm đó khiến trẻ thường chỉ thích một số món nhất định.
Hỏi: Có những phương pháp gì để có thể giới thiệu món ăn mới cho trẻ?
Trả lời:
Thường thì rất khó để thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ. Trị liệu Vận động có thể giúp phát triển chế độ ăn uống của trẻ dựa vào việc làm "tràn ngập các giác quan" để nâng cao khả năng thích ăn của trẻ.
Kỹ thuật này sẽ giới thiệu cho trẻ một lượng vừa đủ những mùi hương, mùi vị và chất liệu khác nhau vào những lúc khác nhau để nâng cao khả năng chịu đựng của trẻ khi thử những món ăn mới. Dưới đây là một số ví dụ về phương pháp khuyến khích trẻ, tuy nhiên chúng tôi nhấn mạnh rằng bạn nên trò chuyện với nhân viên trước khi thực hiện để chắc chắn rằng nó phù hợp với trẻ.
- Quan sát xem món ăn với màu sắc nào được trẻ chấp nhận, ví dụ liệu trẻ có thích rau xanh, hay chúng thích những món ăn nhạt màu như mì?
- Giới thiệu một vài món mới cho trẻ. Ví dụ như trẻ chỉ thích ăn bánh mỳ với một loại bơ, hãy thêm vào đó một ít loại bơ khác vào một góc riêng. Ghi lại phản ứng của trẻ. Dần dần hãy tăng lượng bơ mới lên cho đến khi trẻ không quan tâm đến việc ăn loại bơ nào.
- Khi nào có thể hãy giới thiệu một món ăn mới vào mỗi bữa ăn.
Hỏi: Tại sao trẻ tự kỷ rối loạn hành vi thường không thích cắt tóc, chải đầu hay gội đầu?
Trả lời:
Trẻ tự kỷ rối loạn hành vi thường có những phản ứng mạnh mẽ khi người khác chạm vào đầu tóc chúng. Phản ứng đó là do - đầu là một bộ phận rất nhạy cảm của mỗi người. Khi trẻ đã trải qua những mức nhạy cảm khác nhau, khi chúng ta chạm vào đầu sẽ khiến trẻ thấy đau đớn và khó chịu, kết quả là có những phản ứng mạnh mẽ để thể hiện sự không thoải mái của mình.
Hỏi: Làm thế nào để trẻ chịu chải tóc?
Trả lời
- Thử nhiều loại bàn chải khác nhau, ví dụ như loại có lông mềm, cứng hoặc nhiều lông, hoặc những loại lược kích cỡ và răng cưa khác nhau. Quan sát phản ứng của trẻ và dùng loại nào gây ra ít phản ứng nhất.
- Chải tóc cho trẻ khi chúng đang thư giãn hoặc những lúc bình tĩnh nhất.
- Cố gắng nâng cao nhận thức của trẻ bằng cách chạm vào hoặc vỗ nhẹ nhàng lên đầu trẻ vào những lúc bình thường. Điều này sẽ giúp trẻ kiên nhẫn hơn khi ai đó chạm vào đầu, bao gồm cả việc chải đầu.
- Hướng sự chú ý của trẻ vào việc khác mà trẻ thích và cho phép chúng làm những việc đó cùng lúc chải tóc.
- Đưa ra thời gian biểu hàng ngày, trong đó cố định thời gian chải tóc. Ví dụ như sau khi thay quần áo thì trẻ phải chải tóc.
- Chuẩn bị cho trẻ trước khi chải tóc bằng việc trò chuyện với trẻ qua lời nói hoặc hình ảnh có thể tạo ấn tượng sâu đậm trước khi bắt đầu.?
- Chọn ra một chiếc ghế hoặc một chỗ đặc biệt nào đó, chỉ sử dụng khi trẻ chải tóc. Nếu có thể thì là xích đu hoặc ghế bập bênh để giúp trẻ bình tĩnh.
- Hãy thưởng cho trẻ khi chúng có những dấu hiệu tốt dần lên, dù là rất nhỏ.
- Hãy loại bỏ khỏi không gian những thứ khiến cho những giác quan khác của trẻ khó chịu như những mùi hương, tiếng động lớn hoặc ánh sáng chói.
Trả lời: Làm thế nào để trẻ chịu ngồi cắt tóc ngoài tiệm?
Trả lời:
Hãy chuẩn bị tinh thần cho trẻ trước khi đi cắt tóc. Có thể theo các bước dưới đây
- Chọn thợ cắt tóc kiên nhẫn và sẵn sàng hợp tác với những bước sau đây.
- Đi qua và vẫy chào người thợ cắt tóc
- Bước vào trong tiệm
- Ngồi trong tiệm một lúc và trò chuyện với thợ cắt tóc
- Đi quanh tiệm
- Bước tới một chiếc ghế. Hãy chắc chắn rằng tất cả những lần đến đó đều phải ngồi ghế đó.
- Ngồi lên ghế một lúc khoảng 1 phút.
- Cho phép trẻ cầm thứ gì mình muốn khi ngồi trên ghế
- Ngồi và để cho thợ cắt tóc vỗ nhẹ vào đầu một lúc. Cứ tiếp tục như vậy một vài lần cho đến khi trẻ quen với việc bị người lạ vỗ nhẹ vào đầu.
- Phun nước lên tóc. Có thể tập trước việc này ở nhà.
- Để trẻ quen với tiếng kéo cắt.
- Trò chuyện với trẻ bằng phương thức phù hợp, ngôn ngữ hoặc hình ảnh, rằng bây giờ người thợ cắt tóc sẽ dùng kéo để cắt tóc trẻ.
- Cắt tóc chỉ một hai nhát vào lần đầu tiên. Dần dần tăng lên sau mỗi lần đi cắt tóc.
- Hãy thưởng cho trẻ sau những bước nỗ lực thành công. Hãy tập những bước này ở những không gian bình thường để biến nó thành một thói quen.
Hỏi: Làm thế nào để trẻ chịu gội đầu?
Trả lời:
Lý do chính của việc này là cho trẻ quen với việc đầu tiếp xúc với nước. Để thành công trong vấn đề này cần nhiều thời gian cũng như sự kiên nhẫn của trẻ cũng tăng lên nhiều. Tình trạng hiện tại của trẻ sẽ quyết định xem những bước nào sau đây thì phù hợp.
Những kỹ thuật;
* Chuẩn bị trước cho trẻ
- Trò chuyện với trẻ về quá trình gội đầu bằng phương thức phù hợp, ngôn ngữ hoặc hình ảnh
- Biến nó thành một hoạt động bình thường để tạo thói quen
* Biến khoảng thời gian tắm gội trở nên vui vẻ
- Dùng xà phòng nhiều bọt, thuốc nhuộm, hoặc những đồ chơi với nước
- Hát những bài mà trẻ thích
- Hãy thưởng cho trẻ khi có những hành vi tốt và tiến bộ.
- Hãy để ý những tư thế mà trẻ không thích, ví dụ như nằm trong bồn tắm. Hãy tránh nếu có thể.
* Làm quen với tóc ướt
- Dùng khăn ẩm để lau tóc trẻ và làm ướt sơ
- Mặt khác cũng đưa khăn cho trẻ và khuyến khích chúng tự làm
- Ban đầu cho một ít nước lên phía sau đầu và cổ. Dần dần tăng lượng nước và mặt tiếp xúc.
- Giới thiệu cho trẻ những hoạt động với nước bên ngoài nhà tắm cũng có thể làm tóc ướt. Ví dụ như cho trẻ chơi dưới vòi tưới ngoài vườn, ra hồ bơi hoặc biển.
- Cho trẻ chơi với bình xịt nước
- Khuyến khích trẻ tự làm ướt tóc
* Làm quen với mùi hương và cảm giác của dầu gội, dầu xả
- Giới thiệu cho trẻ mùi hương của dầu gội, dầu xả và thử nhiều loại khác nhau đến khi trẻ chấp nhận một loại nào đó. Bạn cũng nên thử loại không mùi.
- Đổ một ít vào bồn tắm và tạo bọt
- Khuyến khích trẻ đổ một ít lên tay để cảm nhận
- Giúp trẻ làm quen dần dần. Khuyến khích trẻ cho dầu gội lên tóc người khác.
- Thử yêu cầu trẻ cho dầu gội lên tóc mình.
Hỏi: Tại sao một số trẻ tự kỷ thích nghịch phân?
Trả lời:
Khi trẻ nghịch phân thường là vì chúng đang tìm kiếm một thứ mùi hương hoặc mùi vị mạnh. Chúng có thể thỏa mãn được nhu cầu của mình bằng phân. Trẻ tự kỷ không nhận biết được việc nghịch phân là không thể chấp nhận trong xã hội.
Hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể ngăn chặn việc đó?
Trả lời:
Trị liệu Vận động đóng một vai trò quan trọng để vượt qua vấn đề này bằng những chương trình phát triển với kỹ thuật làm "tràn ngập các giác quan". Như đã nói ở trước kỹ thuật này sẽ cung cấp cho trẻ một lượng vừa đủ những mùi hương và mùi vị khác nhau và những chất liệu khác nhau trong những hoàn cảnh phù hợp. Chúng ta có thể làm vào những lúc bình thường trong ngày. Kỹ thuật này đã được chứng minh phù hợp với nhiều trẻ trong giảm thiểu việc nghịch phân.
* Mùi hương
Hoa oải hương
Hoa hồng
Mùi vani
* Mùi vị
Hải sản
Dấm
Chanh
* Chất liệu
Gạo
Kem cạo râu
Lụa
Hỏi: Vì sao trẻ tự kỷ thường thích tới những nơi hoặc vướng vào những tình huống gây áp lực lớn như vào trung tâm mua sắm, bị yêu cầu dừng việc gì đó trước khi chúng kịp chuẩn bị làm?
Trả lời:
Mọi người đều trải qua áp lực trong cuộc sống thường ngày, kể cả trẻ tự kỷ. Vì áp lực đã trở thành một nét thường ngày, nó trở nên cần thiết để con người tự điều chỉnh hành vi của mình để làm giảm sự ảnh hưởng từ áp lực. Ví dụ như chúng ta sẽ trò chuyện với bạn bè, tập thể dục, ăn món ăn yêu thích hoặc tham gia những hoạt động mà mình thấy bình tĩnh trở lại.
Thường thì áp lực là một vất đề lớn hơn đối với trẻ tự kỷ. Lý do là vì chúng phải đối mặt với khó khăn về nhiều mặt như với các giác quan, hòa nhập với xã hội và giao tiếp. Hệ quả từ những khó khăn đó là việc trẻ thường đối mặt với áp lực ở mức độ lớn hơn và thường xuyên hơn, và chúng không thể đáp ứng phù hợp trong những tình huống áp lực. Điều đó thường gây nên những hành vi khó chấp nhận để đối phó lại, như la hét, đánh hoặc cắn ai đó.
Hỏi: Làm thế nào để cải thiện phản ứng của trẻ tự kỷ trước những áp lực cuộc sống?
Trả lời:
Có một vài chiến lược phù hợp với việc vượt qua những vấn đề liên quan đến áp lực. Có thể là tạo sức ép, nghỉ ngơi hoặc những công việc làm chúng bình tĩnh lại.
*Tạo sức ép
- Mát xa mạnh lên tay hoặc chân
- Mát xa da đầu
- Áp mạnh lên vùng đầu hoặc má
- Đưa cho trẻ một chiếc gối
- Dùng những vật nặng như chăn hoặc áo gi lê
- Vỗ vào lưng trẻ
- Khuyến khích trẻ bò qua những nơi hẹp
- Ôm ấp vuốt ve trẻ
- Thư giãn
- Bật nhạc nhẹ
- Dùng đèn sáng nhẹ
- Hít thở sâu
- Dạy trẻ cách căng hết các cơ sau đó thư giãn
* Bình tĩnh
- Đu đưa trẻ bằng chiếc ghế hoặc ngồi lên đùi
- Ngồi ghế xoay
- Quay tròn
- Mát xa nhẹ
* Mục đích
- Nâng cao khả năng của trẻ trong việc nhận ra và điều khiển những cấp bậc căng thẳng của mình
- Giúp trẻ nhận thức được mình nên làm gì để giảm căng thẳng
- Giúp chúng ta biết được những phương thức làm giảm căng thẳng
- Trẻ sẽ muốn được tiếp nhận phương thức phù hợp với chúng.
8. Những câu chuyện
Những câu chuyện dưới đây do cha mẹ trẻ tự kỷ viết để chia sẻ những kinh nghiệm của họ. Tên và những thông tin cá nhân đã được thay đổi để đảm bảo tính cá nhân. Những câu chuyện này chỉ là những thông tin có tính cách tham khảo.
* Chuyện của Tom và Keith
Về thức ăn
Tôi có hai cậu con trai đều bị tự kỷ nhưng chúng lại có những vấn đề khác nhau trong trị liệu Vận động cho các giác quan. Trong khoảng từ 6-12 tháng tuổi cả Tom và Keith đều nôn ra hết khi gặp phải những những miếng thức ăn nhỏ và khoảng 12 tháng tuổi cả hai đều có thể nhai những thức ăn nhỏ một cách bình thường. Khi Tom gần 12 tháng tuổi, cháu có thể ăn bất cứ thứ gì tôi đưa nhưng sẽ không chạm vào bất cứ thứ gì bằng tay của mình ngoại trừ bánh quy. Tôi phải cầm chiếc bánh sandwich trước mặt cháu và cháu sẽ vươn ra cắn lấy một miếng và nhai ngồm ngoàm.. Gần đến 2 tuổi, cháu bắt đầu cầm thức ăn nhưng rồi lại thích liếm hơn là nhai chúng. Tom giờ đã 3 tuổi và có thể tự ăn những món cầm được bằng tay. Tôi vẫn phải bón cho cháu ăn những món khác. Tom sẽ không động vào bất cứ thức gì nhờn, trơn ướt ngoại trừ chuối.
Đứa nhỏ hơn, Keith đã gần 2 tuổi và không có vấn đề gì với việc chạm vào những vật trơn ướt. Việc cho cháu ăn bằng thìa gần như là không thể. Tôi đã phải thử với rất nhiều khó khăn để có thể đưa một mẩu thức ăn nhỏ lên môi để cháu có thể nếm thử. Thỉnh thoảng cháu để tôi đút, nhưng những lúc khác thì ít nhiều tôi cũng phải đưa cho cháu những món ăn cháu tự cầm ăn. Cháu rất cầu kỳ và nếu như cháu không biết món ăn đó là gì, cháu sẽ không ăn. Kẹo que là một ví dụ điển hình. Cháu thường thích hình con rắn, nhưng nếu bạn đưa cho cháu chiếc kẹo hình khác, cháu sẽ không lấy hay sờ vào nó."
Thay đổi bề mặt
Lần đầu tiên Tom bắt đầu đi lại một cách tự tin, cháu sẽ không đi trên những con đường có mặt đường thay đổi .Tom sẽ chỉ đi bên lề đường xi măng và rồi có thể dừng lại bất cứ lúc nào. Nếu đường đi đổi thành đường nhựa hoặc bãi cỏ, cháu sẽ không đi nữa. Giày và ý muốn được đi đến những nơi khác cuối cùng cũng đã cản bớt được vấn đề đó. Giờ tôi lại có thêm vấn đề khác là cháu không biết được sự nguy hiểm của đường đi. Vì vậy tôi đang thử cầm tay cháu để dạy cháu đi cùng. Mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp.
Xúc giác
Tom sẽ không tự để tay mình lên những thứ trơn ướt. Qua lời gợi ý và giúp đỡ từ nhân viên trị liệu trước của cháu, chúng tôi đã thử để cháu lái ô tô qua cát và đá, nhưng khi đi qua những nơi ướt thì vẫn không được. Chúng tôi đã cho cháu thử đụng những sợi mì tươi, kem cạo râu và gạo. Tom không thích nghịch playdough (bột khối) và với mọi nỗ lực của tôi cháu đều chống cự lại. Cháu còn lại Keith , nếu như tôi cho cháu chơi playdough, cháu sẽ ăn bột ấy bất cứ lúc nào. Cháu vẫn cho vào miệng những gì cháu đang chơi. Tôi đã trải qua những sự phản kháng mạnh mẽ từ cả hai cậu con trai với việc vẽ bằng ngón tay. Mặc dù tôi luôn thúc giục nhưng sự tập trung của hai cháu còn rất ít.
Trong một thời gian dài, Keith đã không chịu đựng nổi mỗi khi tôi mang giày cho cháu. Tôi đã mất gần một năm để làm cho 'chuyện đi giày' được dễ chịu hơn. Ngược lại Tom sẵn sàng giơ chân ra để tôi mang giày cho cháu vì cuối cùng cháu cũng hiểu được mang giày là có nghĩa chúng tôi sắp đi ra ngoài vì cháu rất thích đi ô tô. Việc này giờ lại có khó khăn theo chiều hướng khác, bởi vì khi tôi vừa mới sắp xếp xong đồ đạc hay đi giày cho cháu xong, Tom khóc ầm ĩ cho đến khi cháu được ra ô tô vì không muốn phải đợi chờ.
Nghịch phân
Tôi nhận ra con trai mình (lúc đó đã ba tuổi) đang cho tay vào trong tã. Lúc đầu tôi đó là chuyện nhỏ cho đến vài ngày sau đó tôi để ý thấy cháu lôi phân ra khỏi ta, bóp nặn trong tay và bôi lên những thứ trong tầm với (kể cả tôi) và ăn nó. Có vẻ như cháu muốn làm như thế mỗi khi buồn đi đại tiện. Cháu còn cố với xuống để đụng phân mỗi khi cháu được thay tã. Lúc đầu tôi cũng chẳng làm gì, trừ việc rửa sạch cho cháu và những nơi cháu đã làm bẩn, hy vọng một ngày nào đó rồi nó sẽ qua đi. Đó là bởi vì dường như cháu chỉ làm thế ở nhà.
Tôi thảo luận khó khăn này với nhân viên trị liệu trong lớp trị liệu. Cô ấy và mọi người khuyên rằng, thay vì giúp cháu vượt qua những hành vi như thế, tôi cần phải thử và tìm ra nguyên nhân. Vì sao cháu lại thấy cần thiết khi chơi với phân, bôi nó lên khắp nơi và cả ăn nó nữa?
Một khả năng mà chúng tôi hướng tới là cháu thích cảm giác mềm mềm ướt ướt của phân. Cho đến lúc đó, cháu vẫn phản ứng lại trước những chất liệu mềm và ướt. Điều cần thiết là phải tìm thêm những chất liệu mềm và ướt khác phù hợp cho cháu khám phá và chơi. Sau đó cháu đã có rất nhiều những đồ chơi như thế trong giờ học trị liệu của mình và ở nhà. Cháu có vẻ rất thích những đồ chơi như thế, và hôm nay cháu vẫn giữ sở thích đó.
Một lý do khác mà chúng tôi tìm hiểu là có thể cháu đang tìm kiếm một mùi hương và mùi vị mạnh mẽ, kích thích, bằng mùi và vị của phân. Điều quan trọng là phải cho cháu cảm nhận những mùi và vị mạnh khác, để thay thế cho mùi và vị của phân. Một phương pháp hay được dùng là làm "tràn ngập các giác quan". Cháu được đưa cho một vài giọt vani (ngọt), giấm (chua), hạnh nhân nguyên chất (đắng) và một vài hạt muối. Mới đầu một thứ được đưa gần miệng và bôi lên môi và lưỡi cháu, ít nhất một lần một ngày. Cháu cũng có thời gian để cảm nhận hương vị và mùi vị của nó ( khoảng nửa phút) trước khi uống nước để trôi đi. Phương pháp này tiếp tục trong 4 - 5 tháng sau rồi thưa dần.
Kiểm tra tã của cháu thường xuyên hơn cũng là một phương pháp hữu ích. Bên cạnh đó, kéo tay cháu ra khỏi tã, ra hiệu và nói "Không được" cũng cho thấy kết quả tốt. Để hạn chế việc cháu cho tay vào tã, tôi mặc cho cháu bộ đồ bơi ở trong quần áo cả ngày lẫn đêm. Phương pháp này diễn ra trong 3 - 4 tháng. Sau từ 4 - 6 tháng, cháu chỉ mặc vào ban đêm và những lúc tôi không thể kiểm tra tã thường xuyên.
Mất khoảng 6 - 7 tháng với tất cả các phương pháp để con trai tôi thành công trong việc khắc phục hành vi đó. Tôi nói vậy là vì cho tới giờ mới là 4 tháng kể từ khi cháu bắt đầu nghịch. Cháu vẫn thỉnh thoảng cho tay xuống, khi tôi thay tã cho cháu, nhưng chỉ là thoáng qua, và rồi cháu dừng ngay mà không phải nhắc.
Tôi hy vọng những điều này sẽ có ích với những người khác đang phải đối mặt với vấn đề này.
* Chuyện của Ethan
Những hành động thái quá
Con trai tôi tên là Ethan và cháu bị tự kỷ. Tôi có một cái tên đặc biệt cho Ethan.
Tôi gọi cháu là "Lốc xoáy" vì cháu cũng nhanh và để lại hậu quả như một cơn lốc vậy.
Tôi đã đề nghị được giúp đỡ cùng với Ethan tại nhóm Phát triển Sớm, ở đó nhân viên trị liêu đã nói với tôi rằng Ethan thích được tạo áp lực. Chúng tôi cùng nhau tổ chức một trò chơi, tên gọi là "Đập và Đụng". Trong đó Ethan sẽ chơi đùa với gối và bóng tập, và chúng tôi còn đánh nhau bằng gối và đu đưa Ethan bằng cái lưới. Thỉnh thoảng thì tốt nhưng có lúc lại không nên chúng tôi vẫn tiếp tục thử và thử cho đến khi chúng tôi tìm ra cách để ngăn cản cơn lốc xoáy đó và biến nó thành cơn gió thoảng.
* Chuyện của Micheal
Gợi ý từ một người mẹ khéo tay
Micheal lớn rất nhanh so với chỗ ngồi trên ô tô của mình và sẽ không rời đi một khi đã cài dây an toàn. Khi cháu đang ngồi ở ghế trẻ em, tôi sẽ để một chiếc gối nặng bằng nhung lên đùi cháu.
Trong ngăn để hành lý của ô tô, tôi luôn để một hộp thức ăn không chứa bột mỳ và sữa đề phòng khi chúng tôi dừng ở đâu đó. Bằng cách đó tôi có thể làm cho cháu ít mỳ và ít thức ăn nhẹ mà không phải đọc những ký hiệu trên tủ đựng chén đĩa. Hầu hết mọi người đều có nước sốt cà chua. Tôi cũng mang theo hộp nhỏ cá hồi và thêm nó vào nước sốt cà chua cùng với ít dầu ô liu và tỏi, thế là bạn đã có món mỳ trộn hoàn hảo mà không có chút bột mỳ hay sữa nào. Đỡ áp lực hơn nhiều.
Chú ý: Một số minh chứng đã chỉ ra rằng người tự kỷ rối loạn hành vi thường có khó khăn trong việc tiêu hóa Gluten (được tìm thấy trong ngũ cốc và lúa mỳ) và cả Casein (được tìm thấy trong các sản phẩm bơ sữa). Do đó một số trẻ nhận được chế độ dinh dưỡng không Gluten (GF) và không Casein (CF), tuy nhiên bạn nên nghe theo lời khuyên của chuyên gia trước khi thực hiện những chế độ dinh dưỡng khác.
9. Dụng cụ trị liệu Vận động được sử dụng trong việc hợp nhất các giác quan
Những đồ dùng được nói đến dưới đây là một số loại dụng cụ thường được dùng trong việc hợp nhất các giác quan do các nhân viên trị liệu đưa ra. Chúng tôi rất khuyên bạn nên trò chuyện với nhân viên trước khi sử dụng bất cứ dụng cụ nào để chắc chắn rằng nó phù hợp và để sử dụng một cách thích hợp nhất.
* Những vật nặng
Có thể bao gồm
Chăn
Áo gi lê
Gối
Mục đích
Những vật nặng có thể dùng để đánh thức hoặc làm trẻ bình tĩnh hơn bởi chúng mang đến cho trẻ sự bình tĩnh trước những áp lực, qua đó giúp trẻ thư gian và tập trung để có thể tham gia vào những hoạt động khác.
* Xích đu, võng
Bạn có thể dùng xích đu hoặc võng tại nhà, hoặc tại công viên. Cách khác là bạn có thể đặt một chiếc xích đu hoặc võng thiết kế riêng cho phù hợp.
Mục đích
Xích đu và võng có thể dùng để đánh thức hoặc làm dịu đi những thông tin đưa tới các giác quan đơn giản bằng việc đu đưa nhẹ nhàng.
Chúng ta có thể thấy trẻ sẽ bình tĩnh hơn khi đu đưa qua lại theo nhịp, điều đó sẽ mang lại áp lực lớn và mong muốn có được thông tin từ các giác quan.
Với tốc độ và hướng chuyển động khác nhau, chúng ta có thể gia tăng sự lanh lẹ ở trẻ.
* Đệm lò xo
Hiện nay có rất nhiều loại đệm lò xo khác nhau. Hãy chắc chắn rằng loại đệm bạn mua phải có kích cỡ phù hợp với trẻ.
Mục đích
Một chiếc đệm lò xo sẽ mang đến cho các giác quan nhiều thông tin khác nhau dựa trên cách trẻ bật nhảy trên đó. Động tác bật nhảy sẽ mang đến những áp lực cho trẻ qua các khớp và cơ và có thể mang lại những ảnh hưởng cho cả phản ứng thái quá lẫn phản ứng yếu ở trẻ.
*Những vật có thể nhai
Những trẻ có phản ứng yếu trước những sự kích thích về miệng thường nhai hoặc mút đồ vật, và được coi là không phù hợp trong xã hội.
Mục đích
Điều này sẽ cho phép trẻ cho vào miệng đồ vật có thể chấp nhận được. Nó cũng sẽ đáp ứng được nhu cầu về giác quan của trẻ và giảm bớt việc trẻ cho quần áo, tay, đồ chơi hay những thứ khác vào miệng.
* Những đồ vật nhỏ
Chọn những đồ vật nhỏ có thể nằm gọn trong lòng bàn tay như một trái banh cao su mềm, nhỏ...để làm trẻ bình tĩnh hơn và giúp trẻ tập trung hơn.
Mục đích
Cho phép trẻ chơi những thứ bình thường trong khi cùng lúc tiếp nhận những thông tin cho các giác quan. Nó hạn chế việc trẻ mất tập trung vì chúng sẽ phải cố gắng cầm và giữ đồ vật trong tầm tay mình. Việc trẻ chơi những đồ vật như thế cả ngày không có gì là bất thường, như bút, vòng, miếng lót cốc…
( Theo Autism SA)
 
 

Tìm kiếm bài viết

Can thiệp sớm

Phát hiện, chuẩn đoán

Báo cáo, tài liệu, sách

Các đơn vị tài trợ

Các hoạt động trị liệu

Hồ sơ nhập học

Hỗ trợ trực tuyến

 httts

 0983818148 - 0946278383

                 Ms Ánh Sang

Thống kê truy cập

Liên hệ

Văn Phòng Tư Vấn Giáo Dục Đặc Biệt Ánh Sang

Địa chỉ: 77A Nguyễn Cư Trinh, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

Hotline: 0983 818 148

Bản đồ