HÀNH VI CỦA TRẺ VIP

Tư vấn, đánh giá và can thiệp sớm trẻ tự kỷ: Chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ - Tăng động kém tập trung - Rối loạn hành vi. ĐC: 77A Nguyễn Cư Trinh - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. Hotling: 0983 818 148 - 094 627 83 83.

117950104_111817413969042_185556307230611686_n
DSC07438
DSC07527
DSC07526
DSC07523
DSC07471
DSC07467
DSC07450
DSC07463
DSC07533
DSC07544

HÀNH VI CỦA TRẺ VIP

Trẻ có nhu cầu Đặc biệt thường có những hành vi như la khóc, ăn vạ, đập đầu, cắn, đập phá đồ chơi… đây là những hành vi được xem là ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đời sống của trẻ. Các hành vi trên có thể đến từ những nguyên nhân khác nhau. Nhiều khi việc la hét hay khóc là cách mà trẻ giao tiếp. hoặc việc cắn đồ vật hay đi nhón chân lại đến từ việc trẻ có một chút vấn đề về cảm giác.
Vậy trong mọi hành vi của trẻ, điều đầu tiên cần làm không phải là sự chỉ trích, la mắng hay đánh đập. Điều đó thật sự không giúp gì được cho trẻ. Điều cần làm là xem xét những hành vi đó đến từ đâu, tại sao trẻ lại có hành vi đó và hành vi đó có ảnh hưởng gì đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Nghĩa là phân tích hành vi của trẻ.
123546556 151804926636957 6877970138134238891 n
Nhiều phụ huynh gặp khó khăn với các hành vi ăn vạ, chạy lăng xăng, không chị ngồi học hay “thích làm gì là làm”. Phụ huynh thường phàn nàn rằng không thể khiến trẻ làm theo ý mình. Tại sao như vậy?
Nhiều trẻ khi đòi hỏi một điều gì đó nhưng không được thì bắt đầu la hét, khóc, “ăn vạ”, ném, đập phá đồ chơi hoặc có thể lơ đi điều đó để tìm kiếm một điều khác. Phụ huynh thường bị khuất phục và thua cuộc và chiều theo trẻ. Giáo viên thì lại dùng cách khác là la mắng, làm đau, hăm doạ, tạo ra nỗi sợ để trẻ làm theo ý mình. Hai câu hỏi đặt ra: Nếu trẻ quen với việc nghe theo một ai đó qua sự sợ hãi thì trẻ có thể nghe theo một người không làm trẻ sợ hay không? Nếu cứ cho trẻ đạt được điều trẻ muốn qua những hành vi trên thì khi lớn lên trẻ sẽ đối mặt như thế nào trong xã hội?
Một điểm chung đối với trẻ là một cấu trúc học tập. Nghĩa là thay đổi hành vi của trẻ theo một trình tự cụ thể, có mục đích và kiên trì. Trẻ phải hiểu rằng giáo viên, cha mẹ là người có quyền lực trên mình và mình có nhiệm vụ tuân theo. Quyền lực đó không phải là sự sợ hãi mà là “con muốn có được một điều gì đó thì trước hết hãy hoàn thành công việc của con và điều con muốn sẽ trở thành phần thưởng của con. Bây giờ việc la hét, khóc lóc...không còn là cách dễ dàng nhất nữa, nó chỉ làm con mệt hơn, mất thời gian hơn. Thay vào đó, con làm theo điều ba mẹ hoặc giáo viên yêu cầu và sau đó con được chọn lựa điều mình muốn” Trẻ phải biết lắng nghe, đi theo luật lệ và nội quy của giáo viên, của cha mẹ. Trẻ cần được học qua bộ não của chính mình, cấu trúc lại trong đầu những điều đúng đắn, phải hiểu được mình cần thay đổi để đạt được điều mình muốn chứ không phải chỉ la hét khóc lóc hay ăn vạ. Việc đưa đứa trẻ vào một cấu trúc học tập là điều hết sức quan trọng. Nó đi trước việc dạy trẻ về kiến thức.
Chia sẻ
Để thay đổi trẻ, hãy phân tích hành vi của trẻ, khám phá những gì trẻ yêu thích. Từ những điều trẻ thích hãy biến nó thành những bài học. Chẳng hạn, trẻ thích chơi xe, nhưng tự làm theo ý mình, chơi một cách lộn xộn. Hãy bắt đầu bằng việc giúp trẻ chỉ có xe khi ngồi lên ghế. Nếu trẻ đứng lên, hãy lấy chiếc xe lại. Nếu trẻ khóc, hãy cứ để trẻ khóc và đảm bảo rằng trẻ an toàn nhưng không ra khỏi khu vực cho phép, không có được điều gì khác khi chưa ngồi vào ghế. Khi trẻ vượt qua bước này, hãy chuyển qua một bước khác là ngồi trên ghế làm một hoạt động, sau đó có được chiếc xe. ĐỪNG la mắng, làm đau hay doạ nạt.
Một số quan điểm cá nhân xin được gửi đến quý phụ huynh.
 
 

Tìm kiếm bài viết

Can thiệp sớm

Phát hiện, chuẩn đoán

Báo cáo, tài liệu, sách

Các đơn vị tài trợ

Các hoạt động trị liệu

Hồ sơ nhập học

Hỗ trợ trực tuyến

 httts

 0983818148 - 0946278383

                 Ms Ánh Sang

Thống kê truy cập

Liên hệ

Văn Phòng Tư Vấn Giáo Dục Đặc Biệt Ánh Sang

Địa chỉ: 77A Nguyễn Cư Trinh, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

Hotline: 0983 818 148

Bản đồ