LÀM GÌ KHI TRẺ GIẬN DỮ, KHÓC, ĂN VẠ

Tư vấn, đánh giá và can thiệp sớm trẻ tự kỷ: Chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ - Tăng động kém tập trung - Rối loạn hành vi. ĐC: 77A Nguyễn Cư Trinh - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. Hotling: 0983 818 148 - 094 627 83 83.

117950104_111817413969042_185556307230611686_n
DSC07438
DSC07527
DSC07526
DSC07523
DSC07471
DSC07467
DSC07450
DSC07463
DSC07533
DSC07544

LÀM GÌ KHI TRẺ GIẬN DỮ, KHÓC, ĂN VẠ

Sự bướng bỉnh và giận dữ (thuật ngữ tiếng Anh gọi là Tantrum) là diễn ra khá thông thường ở trẻ nhỏ. Đôi lúc điều này đi đến quá đà với những biểu hiện khá mãnh liệt như: nằm lăn lộn xuống đất, khóc và hét lớn, bức tóc bức tai, dậm chân và đá đồ đạc, thậm chí cả cha mẹ của bé.

Một buổi workshop gần đây của GS. James A.G. tại ĐH Connecticut, Mỹ đã hướng dẫn cha mẹ: Tại sao tantrum của trẻ đi quá đà? Làm sao sự quá đà này chấm dứt? và trẻ trở nên ngoan hơn.

⛔CHÚNG TA NÊN HIỂU TANTRUM DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

GS. Potegal M., ĐH Minnesota, Mỹ đã đưa ra 5 cấp độ của Tantrum sẽ đi qua:

CẤP ĐỘ 1: GIẬN DỮ. Điều này cha mẹ có thể nhận ra thông qua tiếng hét/la rất lớn hoặc trút cơn giận dữ vào vật thể/bản thân/người khác. Tuy nhiên, thời gian nó diễn ra khá ngắn và chỉ dài khi có ai đó tác động vào cảm xúc này.

CẤP ĐỘ 2: GIẬN DỮ VÀ BUỒN BÃ Bắt đầu bằng sự mếu máu và khóc, giẫy giụa giảm dần. Thời gian diễn ra khá dài, chiếm 40% tổng thời gian tantrum.

CẤP ĐỘ 3: ĐỪNG CHẠM TÔI. Bắt đầu những biểu hiện giẫy nẩy lên khi bạn cố chạm vào bé hoặc dỗ dành bé. Thời gian diễn ra khá ngắn, chiếm 10% tổng thời gian tantrum.

CẤP ĐỘ 4: “TÔI CẦN CÁI ÔM” bắt đầu với biểu hiện trẻ giảm đi những thái quá, nhìn ngó xung quanh, cơn khóc có thể vẫn còn, nhưng chịu khó nín khóc khi nghe ai đó nói đến bé. Thời gian này cũng khá ngắn, chỉ tầm 10%

CẤP ĐỘ 5: HẾT GIẬN. Não trẻ nhỏ khó có thể mang cơn giận gữ hơn 1 tiếng đồng hồ vì trẻ luôn trong trạng thái học hỏi cảm xúc. Bạn sẽ để ý trẻ sẽ quên và chơi lại món đồ đó hoặc bạn đó bình thường.
273442221 452236339927146 1636706307570136318 n

????QUY LUẬT TANTRUM

Bất cứ tác động nào lên cấp độ 1, 2 và 3 đều dẫn đến sự kéo dài cấp độ 2 ở lần tantrum khác.

Bất cứ tác động nào lên cấp độ 2 (VD dụ dỗ, đánh lừa,mua đồ chơi) để bé quên và chuyển sang cấp độ 5 thì tantrum lần sau sẽ mãnh liệt hơn và bạn phải dụ lớn hơn.

Tác động tốt nhất: Hãy để bé tự trải qua cấp độ 1,2, 3 trong an toàn và điều này sẽ làm bé trưởng thành hơn trong cảm xúc, hãy tác động vào cấp độ 4 để bé tự nhiên trải qua cấp độ 5 là được khuyên.

NHỮNG CÁCH LÀM CHƯA ĐÚNG CỦA CHA MẸ

Sai lầm thứ 1:

Khi trẻ tantrum cấp độ 1 hoặc 2, cha mẹ lo lắng và dụ dỗ bé bằng đồ chơi để bé quên cơn giận dữ. Biểu hiện bất thường ở đây là bé chuyển gấp gáp cảm xúc qua cấp 3 đến cấp 5, mà không qua cấp 4. Trẻ không bao giờ biết cảm xúc được yêu thương, mà trẻ sẽ hiểu cứ tantrum hét lớn (cấp độ 1) hoặc khóc ăn vạ (cấp độ 2) thì sẽ được ba mẹ chiều ý. Do đó, lần tantrum khác bé sẽ vẫn luôn nằm ở cấp độ 1 hoặc 2.

Sai lầm thứ 2:

Khi trẻ vừa tantrum cấp độ 1 hoặc 2, bạn hét/la lớn/đánh bé, như kiểu “im ngay/nín ngay”. Điều này sẽ làm cấp độ 2 kéo dài, không thể dứt và nếu kết thúc bằng đòn roi thì bé sẽ chỉ mãi dừng ở cấp độ này cho mỗi lần sau.

ĐIỀU GÌ BẠN CẦN LÀM KHI XẢY RA TANTRUM VÀ LÀM SAO BÉ NGOAN HƠN?

Tantrum là 1 giai đoạn hầu như các bé đều có thể trải qua, gồm 5 cấp độ. Trong đó, cấp độ 1,2,3 là những cấp độ mà chúng tôi gọi là “tránh tác động” vì đây là một trạng thái mà bé trải qua, suy nghĩ và tự điều chỉnh cảm xúc của bé. Mọi tác động vào giai đoạn này đều làm bé giữ cấp độ đó quá lâu. Cấp độ thứ 4 là thời điểm tốt nhất để bạn cho lời khuyên, răng dạy và yêu thương.

NHỮNG BƯỚC BẠN ĐƯỢC KHUYÊN:

1. Hãy cắt ngay nguồn năng lượng gây ra tantrum, đừng lo lắng khi tantrum quá đà ở cấp độ 1,2 và 3. Bạn chỉ đơn thuần im lặng, và cất những món đồ/giải quyết tình huống gây ra sự tantrum bé.

2. Bạn phải đủ cứng rắn và kiên nghị trong suốt thời gian tantrum diễn ra ở cấp độ 1,2 và 3

3. Bạn không được khuyên là dùng đồ chơi hay dụ dỗ bé vì làm vậy bé sẽ không học được cách chấp nhận và thay đổi trong cảm xúc.

4. Khi bé ở cấp độ 4, bạn có thể nói chuyện và đừng ngại cho bé cái ôm và tha thứ

Bottom line:

Trẻ con có tantrum là bình thường, vì trẻ sẽ cần trải qua nó như cách tôi luyện. Nhưng, cách cha mẹ ứng xử và xử lý tantrum cần đúng thời điểm, kiên nhẫn và đủ nghiêm nghị. Tantrum sẽ qua đi nhưng sẽ mang những bài học lớn về cách sống và điều chỉnh hành vi tốt hơn cho bé.
Hãy chia sẻ khi bạn thấy điều này là đúng và đáng để tất cả các bậc cha mẹ đều nên biết để hiểu và yêu thương con trẻ đúng cách!
Notes

Green, J. A., Whitney, P. G., & Potegal, M. (2011). Screaming, Yelling, Whining and Crying: Categorical and intensity differences in Vocal Expressions of Anger and Sadness in Children’s Tantrums. Emotion (Washington, D.C.), 11(5), 1124–1133 (được chia sẽ bởi Anh Nguyễn)

???? Xin đừng ai nói rằng "láo đã có roi" nữa nhé.

Nguồn: Sưu tầm

 
 

Tìm kiếm bài viết

Can thiệp sớm

Phát hiện, chuẩn đoán

Báo cáo, tài liệu, sách

Các đơn vị tài trợ

Các hoạt động trị liệu

Hồ sơ nhập học

Hỗ trợ trực tuyến

 httts

 0983818148 - 0946278383

                 Ms Ánh Sang

Thống kê truy cập

Liên hệ

Văn Phòng Tư Vấn Giáo Dục Đặc Biệt Ánh Sang

Địa chỉ: 77A Nguyễn Cư Trinh, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

Hotline: 0983 818 148

Bản đồ