MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU HOÀ CẢM GIÁC

Tư vấn, đánh giá và can thiệp sớm trẻ tự kỷ: Chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ - Tăng động kém tập trung - Rối loạn hành vi. ĐC: 77A Nguyễn Cư Trinh - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. Hotling: 0983 818 148 - 094 627 83 83.

118275415_121922389625211_7690801193427554145_n
118104584_121920706292046_3346047106330536645_n
118210019_121921259625324_7230009890581738863_n
118322322_121922326291884_4866035113054200942_n
118359416_121922352958548_8451463417733980939_n
118415220_121920729625377_4842925440088947883_n
118442379_121921236291993_2846431273017954861_n
118535170_121923062958477_3747118393902327816_n
118601483_121920779625372_926753082340577218_n
124692660_155340252950091_5223633440665552742_n
banner1
card
117950104_111817413969042_185556307230611686_n

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU HOÀ CẢM GIÁC

Chương trình điều hòa thị giác:
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động như vẽ, sơn màu, cắt, xâu, nặn... Bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi trẻ phải nhìn mắt để định hướng cho bàn tay là những lựa chọn tốt.
Tăng cường sử dụng giao tiếp mắt khi nói với trẻ và cung cấp thêm những tín hiệu bằng lời nói. Những trò chơi có ánh chiếu sáng hoặc đồ chơi có ánh đèn rất có ích vì tác động mạnh vào thị giác và tương phản. Cần cho trẻ ở phòng nhỏ để giúp trẻ tập trung vào hoạt động.
273689904 454959216321525 6586343912206764244 n
????Chương trình điều hòa thính giác:
Âm thanh có cường độ cao và đột ngột sẽ kích thích hệ thống thính giác của trẻ: bài hát nhịp bất thường hoặc kết hợp giữa bài hát nhanh và chậm.
Tăng âm lượng và giọng khi nói với trẻ. Có thể để trẻ ở gần nguồn âm thanh sẽ giúp giảm những yếu tố gây nhiễu. Giúp trẻ giảm độ nhậy với các âm thanh bất thường.
Mục đích: Tăng cường độ tập trung. Mỗi trẻ sẽ được nhận một liệu trình điều trị là 30 phút/ngày trong 10 ngày. Trong quá trình học trẻ được đeo một tai nghe để nghe nhạc.
Âm nhạc trị liệu thường được áp dụng trong mô hình trị liệu nhóm. Mỗi buổi trị liệu nhóm, trẻ được nghe 2 đến 3 bài hát liên quan đến nội dung học hoặc các hoạt động chơi. Phương pháp này có thể thực hiện 2 đến 3 lần/ tuần.
✋Chương trình điều hòa xúc giác:
Cho trẻ nhiều cơ hội trải nghiệm xúc giác. Một số hoạt động xúc giác được thiết kế nhằm tăng cường nhận biết về xúc giác: sử dụng ngón tay để tạo tranh, hình dạng: cát, màu nước, bột, đất nặn, gạo…, xé giấy.
Chà những mảnh vải nhỏ chất liệu khác nhau vào da.
Giấu đồ chơi trong gạo để trẻ tìm. Các hoạt động sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ: xâu, gắp, đóng khóa cặp, túi. Xoa bóp tay, sử dụng bàn chải, bóng gai, bàn xoa bóp…
????Chương trình điều hòa tiền đình:
Sử dụng các bài tập vận động và thăng bằng. Trẻ cần tham gia vào những hoạt động phong phú về vận động trong cả ngày để giúp trẻ có thông tin giác quan để có thể thực hiện các chức năng phù hợp. Trẻ ít ngồi yên, vì vậy nên cho trẻ vận động để tìm cảm giác thiếu trước khi yêu cầu trẻ ngồi và tập trung.
Các hoạt động vận động để tăng cường kích thích cảm giác vận động và thăng bằng: lăn người, lăn sang hai phía hoặc về phía trước, nhảy (tại chỗ, bật nhảy trên đệm lò xo, nhảy dây, nhảy qua vật cản…), đu đưa (xích đu, đu người), nhảy lò cò, bơi, trò chơi xoay tròn, đi xe đạp, ngồi hoặc nằm lăn theo bóng to, gối hơi ngồi.
????Chương trình điều hòa cảm thụ bản thể:
Cần phải khuyến khích những hoạt động làm việc nặng và áp lực xúc giác là cách tốt nhất giúp trẻ kích hoạt thụ thể ở các cơ và khớp có thể tăng cường khả năng nhận biết vị trí cơ thể và vị trí giác quan
Những hoạt động sau đây có thể sử dụng để tăng cường nhận biết bản thể và giúp trẻ bình tĩnh và tổ chức toàn bộ hệ thống thần kinh:
Trò chơi nhảy và chạy
Mang, đẩy, kéo hoặc đeo những đồ vật nặng (túi, ba lô, hộp đồ chơi, bao gạo, cát)
Bò: dưới gầm bàn, qua gối, chui ống, theo đường thẳng
Trò chơi lao người: lao người vào đống gối lớn, vào thảm, ghế đệm
Tạo những áp lực về xúc giác: trùm chăn gối nặng lên người khi bò hoặc nằm, mặc áo vest nặng, tạo cho trẻ cảm nhận áp lực xúc giác: cuộn vào chăn, tạo áp lực từ quả bóng to hoặc gối)
Các hoạt động cắn, nhai, thổi, mút: (thức ăn giòn, nhai miếng nhai bằng nhựa, dùng ống hút để uống và chơi trò chơi thổi: kèn, còi, ống hút...)
Làm việc nặng như: đóng búa, đinh vít, xúc cát…
Nguồn: sưu tầm
 
 

Tìm kiếm bài viết

Can thiệp sớm

Phát hiện, chuẩn đoán

Báo cáo, tài liệu, sách

Các đơn vị tài trợ

Các hoạt động trị liệu

Hồ sơ nhập học

Hỗ trợ trực tuyến

 httts

 0983818148 - 0946278383

                 Ms Ánh Sang

Thống kê truy cập

Liên hệ

Văn Phòng Tư Vấn Giáo Dục Đặc Biệt Ánh Sang

Địa chỉ: 77A Nguyễn Cư Trinh, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

Hotline: 0983 818 148

Bản đồ