Vì sao tự kỷ khước từ tự kỷ?

Tư vấn, đánh giá và can thiệp sớm trẻ tự kỷ: Chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ - Tăng động kém tập trung - Rối loạn hành vi. ĐC: 77A Nguyễn Cư Trinh - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. Hotling: 0983 818 148 - 094 627 83 83.

117950104_111817413969042_185556307230611686_n
DSC07438
DSC07527
DSC07526
DSC07523
DSC07471
DSC07467
DSC07450
DSC07463
DSC07533
DSC07544

Vì sao tự kỷ khước từ tự kỷ?

Hôm qua, mình tình cờ đọc trên Facebook một đoạn văn ngắn, rất thật và rất người, của một giáo viên trẻ, giàu nhiệt huyết với trẻ khuyết tật ở Hà Nội (?), với nội dung mình xin phép được trích dẫn như sau:
“Thật buồn khi chính những phụ huynh của trẻ đặc biệt lại không hài lòng với những đứa trẻ đặc biệt giống, hoặc khác với con của mình!
Phụ huynh của những đứa trẻ phát triển bình thường không muốn con mình học cùng lớp với các trẻ đặc biệt?? Phụ huynh của chính trẻ đặc biệt cũng không muốn con họ học chung với những trẻ đặc biệt khác?? Vậy thì, phụ huynh cũng đừng hỏi vì sao xã hội quay lưng lại với những đứa trẻ ấy, với chính con của các vị! Gieo nhân nào gặt quả ấy, nếu chỉ 1 hạt giống quay lưng, sẽ góp phần vào 1 rừng cây rộng lớn.
P/s: Viết nhân 1 ngày mệt mỏi và buồn vì nhận được tin ấy. Stt chỉ viết mang tính tâm sự, k công kích bất cứ ai. Chỉ mong người lớn hãy suy nghĩ kĩ trước khi hành động!! Còn tôi, tôi vẫn chọn con đường giúp đỡ những đứa trẻ ấy.”
119937492 133718218445628 6004415475443671285 n
Là phụ huynh, mình chẳng giận hờn hay trách móc những phụ huynh không cho con em mình theo học những lớp có nhiều em khuyết tật, kể cả những phụ huynh vips từ chối chương trình giáo dục đặc biệt, bởi vì họ cho rằng con họ tự kỷ thuộc dạng cao (high-functioning), còn con mình thuộc dạng thấp (low-functioning).
Ngày xưa, khi vip mình học lớp nhà trẻ, đã có vài phụ huynh gốc Việt hăm he mình rằng họ sẽ kiện trường vì họ sợ con em họ bị “lây lan”, hoặc bắt chước những hành vi tiêu cực của “căn bệnh nầy” từ các vips trong lớp. Mình im lặng. Họ nói sao thì nói, miễn là đừng động chạm, gây hại đến thân thể của vip mình là được. Giả dại qua ải. Nhịn một chút cũng chẳng mất mác gì. Mình nghĩ vậy.
Về sau, tuy cùng học một lớp với nhiều trẻ không bị tự kỷ, nhưng một số phụ huynh vips khác lại không thích học chung với con mình.
Lý do: Họ muốn con họ có cơ hội tiếp xúc, học tập với những em bình thường, lấy những trẻ nầy làm “người mẫu” (model), với lý luận rằng nếu trẻ tự kỷ học chung với nhiều trẻ tự kỷ khác, có trình độ hay mức độ khiếm khuyết về ngôn ngữ và hành vi thấp hơn con mình thì làm sao các vips mình tiến bộ nhanh?
Vâng, nhiều phụ huynh vips không đồng ý với các lớp học đặc biệt được sắp xếp theo kiểu “One-Size-Fits-All”, tạm dịch: “cá mè một lứa”, hay “giầy cùng một cở”, và đòi hỏi chương trình giáo dục phải được soạn thảo riêng, sao cho phù hợp với nhu cầu cá biệt (unique needs) của trẻ tự kỷ là điều tất nhiên và hợp lý, không cần phải tranh luận dài dòng. Nhưng riêng các phụ huynh có con em không bị khuyết tật, có thể họ quên rằng … trẻ bình thường, học chung với những trẻ khuyết tật, sẽ trải nghiệm nhiều điều tốt đẹp hơn so với những trẻ khác, chẳng hạn, các em biết động lòng trắc ẩn, thương người, sống có lương tâm và đạo đức về sau.
Xin kể với các bạn xa gần 2 câu chuyện rất ngắn:
- Một Facebooker là giáo viên đặc biệt ở Sài Gòn. Chị có một bé gái, hể tan trường là chạy ngay đến lớp của mẹ để chăm sóc và chơi đùa với nhiều em khuyết tật nhỏ tuổi hơn mình.
Thử hỏi, các bạn có ngạc nhiên hay không, nếu về sau cô bé nầy quyết tâm theo gót mẹ, và trở thành một giáo viên hết lòng vì các vips?
- Một hiệu trưởng trường mầm non của con mình ngày xưa luôn khuyến khích con em bà sinh hoạt chung và hướng dẫn trẻ tự kỷ cách chơi cầu tuột, đá bóng, đi xe đạp mỗi ngày. Lúc ấy, Bill là đứa con trai út của bà, mới 10 tuổi, đã từng tâm sự với các phụ huynh vips rằng, nhờ sống và chơi với trẻ tự kỷ ngay từ lúc đi nhà trẻ, nên nó hiểu và nuôi mộng lớn lên làm luật sư bênh vực người khuyết tật, bởi vì nó nói, nó hiểu người khuyết tật là những người bị đối xử rất bất công và thiếu sự tôn trọng trong đời sống ...
Đến đây, mình muốn biết, các bạn nghĩ sao về vấn đề … tự kỷ khước từ lẫn nhau ở nhà trường?
Danang Ho (phụ huynh)
 
 

Tìm kiếm bài viết

Can thiệp sớm

Phát hiện, chuẩn đoán

Báo cáo, tài liệu, sách

Các đơn vị tài trợ

Các hoạt động trị liệu

Hồ sơ nhập học

Hỗ trợ trực tuyến

 httts

 0983818148 - 0946278383

                 Ms Ánh Sang

Thống kê truy cập

Liên hệ

Văn Phòng Tư Vấn Giáo Dục Đặc Biệt Ánh Sang

Địa chỉ: 77A Nguyễn Cư Trinh, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

Hotline: 0983 818 148

Bản đồ